Không ai mua một chiếc túi Louis Vuiton chỉ vì họ cần 1 chiếc túi xách. Nếu cần túi xách thì bị cói hay tủi vải chẳng phải là đã đủ công dụng của một chiếc túi xách. Có rất nhiều sức hấp dẫn bí ẩn đằng sau những chiếc túi hàng hiệu.

Người ta muốn sở hữu một món đồ hiệu nhưng lại không muốn/không đủ khả năng chi trả cho món đồ đó. Đánh đúng và nhu cầu và tâm lý đó mà mà thị trường hàng hiệu cũ qui mô trên toàn cầu liên tục phát triển đã đạt khoảng 5 tỷ USD. Đặc biệt đến với Nhật Bản, chúng ta không còn xa lạ gì với những cửa hiệu mua bán sang nhượng lại đồ hiệu cũ mọc lên ở khắp nơi. Bởi vì nếu nói về mức đồ xài đồ hiệu của người Nhật, thì người Nhật cũng là một trong những nước có tín đồ của đồ hiệu nhiều nhất thế giới cũng như là nước mà người dân có thu nhập có khả năng chi trả nhất

Tại các cửa hiệu này luôn có một đội ngũ giám định hàng thật và định giá chính xác để đôi bên người bán và người mua cùng có lợi. Tại các cửa hiệu đồ cũ, các món đồ cũ luôn là thứ làm cho mình tò mò bởi nó thật sự đẹp, nhiều món thậm chí như mới nhưng giá cả thì hợp lý hơn rất nhiều…Theo như 1 điều tra cho biết, giá cả của món đồ hiệu cũ thường rơi vào khoảng 50% so với giá mới. Đặc biệt, khi mua hàng ở đây, người mua có thể tin tưởng được, không lo bị lừa đảo vì Nhật Bản vốn nổi tiếng trên toàn thế giới về độ trung thực trong khi buôn bán.

Các chuỗi hàng hiệu cũ ở Nhật Bản tiêu biểu, có các chi nhánh khắp nước Nhật cũng như có đội ngũ đi mua lại đồ rất hùng hậu, thậm chí chỉ một cú điện thoại sẽ có nhân viên tới tận cửa để thu mua đồ của bạn. Tiêu biểu có chuỗi cửa hàng của Komehyo, Bookoff Bazaar  Treasure Factory,大黒屋…

Ngoài ra nếu thử lướt qua thị trường hàng hiệu cũ bán online thì các bạn sẽ có thể tìm thấy hàng ngàn các trang web khắp nơi đủ thấy được một thị trường nhộn nhịp đằng sau cuộc sống thường nhật ở đất nước mặt trời mọc này

Giá cả tương xứng với chất lượng nên khi mua hàng, các cửa hàng đồ cũ ở Nhật thường có mức chuẩn chung đánh giá về độ cũ như mức: Hàng mới chưa dùng, hàng hầu như mới, hàng A (có vài vết trên da…), hàng AB, hàng B và hàng C nữa. Các mức này áp dụng cho hầu hết các dãy cửa hàng để khách có thể hiểu và tự đánh giá được. Thuận mua vừa bán nhưng cũng phải vui lòng khách đến vừa lòng khách đi

Dù mục đích không phải tới Nhật Bản để tìm mua đồ cũ nhưng nếu bắt gặp cửa hàng đồ hiệu cũ trên phố, nếu có thời gian, hãy thử ghé cửa hàng, xem nó như một nét văn hóa trong đời sống của người Nhật Bản.