Xưởng in quốc gia, nơi được chính phủ Nhật Bản giao trọng trách in những vật phẩm mang dấu ấn quốc gia như Tiền, hộ chiếu, tem, tem đóng thuế…

Tờ tiền Nhật Bản đầu tiên được in vào năm 1868 với hình dáng đơn giản, dễ làm giả. Sau đó để chống làm giả, người Nhật đã phải nhờ đến Mỹ in hộ tiền cho mình. Tuy nhiên là một nước tự chủ, không thể nhờ cậy đến nước ngoài trong việc cung cấp tiền nên chính phủ Nhật Bản vào năm 1875 đã mời một người Italia có tên Edoardo Chiossone với số tiền khủng để triệu người này về giúp Nhật Bản in được những đồng tiền đầu tiên cho Nhật Bản

Bản vẽ đầu tiên của 1 tờ tiền
Bản vẽ đầu tiên của 1 tờ tiền – Ảnh: YappanTV

Nhờ kỹ thuật in tiền được truyền đạt từ Edoardo mà những đồng tiền Nhật Bản đầu tiên ra đời với hình dạng tinh vi hơn rất nhiều. Những đồng tiền in sau đó lần được ra đời với các kỹ thuật in tiền ngày càng được cải tiến hơn bao gồm hình ảnh tỉ mẩn và sắc nét hơn cũng như tiền được in từ 1 mặt thành 2 mặt vào năm 1927

Hiện tại tiền Nhật Bản có các mệnh giá từ 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và 10.000 yên. Trong đó tiền 2000 yên từ năm 2000 đã không được in thêm do ngân hàng nhà nước không yêu cầu nữa nên trở nên khó tìm hơn. Xưởng in tiền chỉ được phép in tiền khi có lệnh của ngân hàng trung ương Nhật bản nên nếu không có yêu cầu, xưởng in tiền không được tự ý in ấn thêm.

Nếu như để ý, các bạn sẽ thấy tiền Nhật Bản trước đây cũng có kích cỡ to nhỏ hoàn toàn khác nhau giống như tiền Việt Nam vậy nhưng do nhu cầu sử dụng máy bán hàng tự động và ATM ngày một nhiều trong xã hội nên Nhật bản đã thống nhất kích cỡ các tờ tiền thành một cỡ tiêu chuẩn cũng như có những kỹ thuật mới ứng dụng vào trong tờ tiền để cho các máy móc dễ dàng nhận diện được một cách dễ dàng hơn. Thậm chí ngày nay có cả application là ứng dụng để nhận dạng được tiền

Quá trình sản xuất tiền ngày nay được khép kín trong Nhật Bản bao gồm khâu đầu tiên là vẽ tiền. Đây sẽ là bản vẽ mẫu đầu tiên của tờ tiền chúng thật sự rất tỉ mỉ khiến chúng ta hoàn toàn tưởng là tờ tiền thật. Sau đó các thợ khắc khuôn dựa trên bản vẽ này sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để tạo ra khuôn kim loại. Lưu ý chỉ có 1 khuôn duy nhất cho một tờ tiền. Sau đó các nhân viên kỹ thuật mới nhân số khuôn kim loại lên từ khuôn mẫu này để đảm bảo không có sự sai lệch trong số khuôn in này. Sự tỉ mỉ này có thể ví là trong 1 mm2 có tới 20 nét vẽ. Sau khi hoàn thành phần khuôn in, xưởng in tiền sẽ in lên một loại giấy làm từ 2 loại cây, trong đó tiêu biểu là cây lá dai và dài như thuộc họ hàng của lá chuối với loại mực in được sản xuất bí mật ngay trong xưởng in tiền.

Tờ tiền 10000 Yên Nhật Bản
Tờ tiền 10000 Yên Nhật Bản – Ảnh: YappanTV

Tiền sau đó được in, phủ những lớp mực chìm nổi để cho những người khiếm thị có thể nhận biết được tờ tiền

Bên cạnh đó có những đặc điểm như tờ tiền 10000 yên thì có vạch nổi hình chữ L, tờ 1000 yên vạch nổi ngang còn tờ 5000 yên có vạch nổi ở các góc hình lục lăng

Ngoài ra tại cục in tiền, chúng ta sẽ được trải nghiệm xách một cục tiền khoảng 1 triệu đô la tức 20 tỷ Việt Nam. Giá trị rất lớn nhưng chúng ta có thể dễ dàng mang được thôi

Kết thúc chuyến thăm quan, chúng ta có thể trải nghiệm 3 bước in tiền đơn giản cũng như mua quà lưu niệm có hình tiền làm kỷ niêm